Ăn dặm là mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn cơ thể bé phát triển cứng cáp hơn do đó cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để bé phát triển toàn diện. Tham khảo cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi sau đây để bé có chế độ ăn uống khoa học.
Nội dung
Dấu hiệu bé muốn ăn dặm
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, độ tuổi phù hợp cho bé ăn dặm là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều trẻ phát triển nhanh hơn cần một chế độ ăn uống khoa học có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển bình thường ở trẻ. Để nhận biết được đâu là thời gian cho bé ăn dặm thích hợp, các bậc cha mẹ có thể quan sát xem con mình có những dấu hiệu sau đây không. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm :
- Bé bắt đầu các hoạt động như ngồi thẳng mà không cần người giữ, rướn người và dơ tay ra cầm nắm các đồ vật.
- Có hành động cho tay vào miệng, miệng hay tóp tép
- Đòi ăn liên tục dù vừa được cho bú sữa
- Hay khóc vào ban đêm
Các dấu hiệu trên là một trong những cách để cha mẹ nhận biết nhu cầu ăn dặm của con mình.
Lên thực đơn cho trẻ ăn dặm hiệu quả
Trước 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thì việc lên một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học là vấn đề quan trọng hơn trong việc cho bé phát triển. Không phải một thực phẩm tốt cho bé ăn nhiều và ăn liên tục là đạt hiệu quả, một chế độ ăn dặm khoa học phải được đánh giá trên 2 tiêu chí, bao gồm : Nguồn dinh dưỡng cân đối + Số lượng bữa ăn khoa học.
Nguồn dinh dưỡng cân đối là gì?
Nguồn dinh dưỡng cân đối là sự hài hòa giữa các thực phẩm trong một bữa ăn dặm, bao gồm các nhóm cung cấp Protein, nhóm cung cấp xơ, nhóm cung cấp Carb và nhóm Vitamin.
- Nhóm cung cấp Protein bao gồm : các loại thịt, các loại hải sản, một số ngũ cốc như đậu, đỗ cũng chứa nhiều nguồn Protein tốt.
- Nhóm cung cấp xơ : chất xơ đến từ nhiều loại rau củ như : cải xanh, mồng tơi, súp lơ, đỗ xanh, rau bina,…
- Nguồn cung cấp Carb : Carb là nguồn dinh dưỡng đa lượng có tác dụng lớn trong việc cung cấp năng lượng hoạt động hàng ngày của cơ thể. Nhóm chất này đến nhiều từ các thực phẩm như: yến mạch, khoai tây, khoai lang, gạo,..
- Nhóm Vitamin : Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh. Trong độ tuổi phát triển, mỗi ngày bé cần cung cấp đủ các Vitamin cần thiết như : Vitamin nhóm A,E,B các khoáng chất như canxi, sắt, Magie,..Có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp đa dạng Vitamin như Cá, cà rốt, rau bina, súp lơ.
Bên cạnh chọn nhóm thực phẩm khoa học, khi chế biến thực phẩm ăn dặm cho trẻ, cha mẹ thường quên bổ sung nhóm chất béo do lo sợ nhóm chất này gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai, Chất béo( Lipid) là chất quan trọng cấu tạo nên bộ não với trẻ ( chiếm 60% thành phần não) . Lipid xuất hiện ở các tế bào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào cơ thể.
Chất béo và Lipit xuất hiện ở nhiều chất hư thịt cá, bên cạnh đó còn có các loại dầu như Olive, mè, cá.
Số lượng bữa ăn khoa học
Với bé 5 tháng tuổi, ăn dặm chỉ là bữa phụ hàng ngày, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu cho trẻ. Vì vậy ở giai đoạn này, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa / ngày.
Bên cạnh đó lượng thức ăn cho bé ăn cũng cần kiểm soát nghiêm ngặt, do bé chưa có khả năng thể hiện cảm xúc khi ăn uống nên cha mẹ rất khó để biết được bao giờ bé no hay lượng thức ăn đã đủ chưa.
Lượng thức ăn phù hợp cho trẻ
- Bột ăn dặm : 80ml/ bữa
- Thịt/cá : 20gr/ bữa
- Rau củ : 20gr/ bữa
Thực đơn 2 món ăn dặm cho bé phát triển khỏe mạnh
Bột ăn dặm thịt băm rau ngót cho bé
Nguyên liệu cần chuẩn bị :
- Bột gạo : 20gr
- Thịt nạc lợn : 20gr
- Rau ngót : 20gr
- Nước lọc 120ml
- Dầu mè , gia vị cho trẻ
- Dụng cụ chế biến : nồi, máy xay
Cách chế biến :
- Bước 1 : Làm sạch nguyên liệu, thịt rửa sạch thái nhỏ, rau ngót rửa sạch và vò nát
- Bước 2 : Sơ chế nguyên liệu, thịt và rau ngót cho vào máy xay, xay nhuyễn
- Bước 3 : Nấu cháo, hòa bột gạo cùng 120ml nước rồi đun trên bếp, khuấy đều trên lửa nhỏ trong 15 phút để bột chín.
- Bước 4 : Sau khi cháo gần chín, cho hỗn hợp thịt băm rau ngót vào khuấy đều, thêm một thìa dầu mè cùng lượng nhỏ gia vị trẻ em.
- Bước : Khi bột chín, múc bột ăn dặm ra bát, đợi bột nguội dần rồi cho bé ăn.
Bột thịt bò cùng rau mồng tơi cho bé
Thịt bò và mồng tơi là hai thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Việc lên chế độ ăn uống cho bé cũng cần linh hoạt và thay đổi cho bé giữa các nhóm thực phẩm để bé ăn uống ngon hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị :
- Bột gạo : 20gr
- Thịt bò : 20gr
- Rau mồng tơi : 20gr
- Nước lọc : 100-120ml
- Dầu mè, gia vị cho trẻ
- Dụng cụ nấu ăn
Cách chế biến :
- Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu : thịt bò rửa sạch thái nhỏ, rau mồng tơi rửa sạch chỉ lấy lá
- Bước 2 : Nấu bột : hòa tan 120ml nước và 20gr bột gạo, đun lửa nhỏ trên bếp
- Bước 3 : Trong lúc đợi bột chín, cho thịt vào máy xay, xay nhuyễn. Rau mồng tơi băm nhỏ.
- Bước 4 : Cho thịt bò vào khuấy đều, thêm một thìa cafe dầu mè để thịt mềm, khi bột và thịt bò gần chín, cho rau mồng tơi vào khuấy nhẹ tay.
- Bước 5 : Đổ bột ra bát, đơi bột nguội và cho bé ăn
Kết luận
Giai đoạn bé ăn dặm là mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần chú ý quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng của bé trong độ tuổi này. Nghiên cứu kỹ nguồn dinh dưỡng các thực phẩm và nghe theo lời khuyên từ bác sĩ là cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
Tham khảo thêm :