Bảng chữ cái Tiếng Việt cho bé là hệ thống chữ, số, dấu thanh dành cho các bé nhận diện, phục vụ bé đọc và viết trước khi vào lớp một. Để có thể hướng dẫn và dạy bé, cha mẹ cùng tìm hiểu chi tiết hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt cho bé. 

Cấu tạo bảng chữ cái Tiếng Việt 

Bảng chữ cái Tiếng Việt theo quy chuẩn của bộ Giáo dục Việt Nam là hệ thống bảng chữ cái bao gồm 29 ký tự chữ cùng 10 số và 5 dấu thanh câu. Đây là hệ thống chữ và số cơ bản cấu thành nên các tiếng và câu trong hệ thống ngôn ngữ Việt Nam. 

Bang Chu Cai Tieng Viet
Bảng chữ cái Tiếng Việt cơ bản
  • Các chữ cái gồm 2 hình thức là: chữ cái in hoa, và chữ cái in thường 
  • Các số cơ bản bao gồm : dãy số từ 0 đến 9: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 
Day So Co Ban
  • Các dấu cơ bản gồm : 
Dau Co Ban Trong Tieng Viet

Bên cạnh hệ thống chữ cái cơ bản, hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt có sự xuất hiện thêm của các chữ : f, w, j, z. Đây đều là các chữ bắt nguồn từ hệ thống chữ cái Latinh, được du nhập sang Việt Nam. Hiện nay dãy chữ latinh này chưa được xuất hiện trong hệ thống chữ cái tiếng Việt cơ bản, nhưng lại được ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong văn nói và viết. 

Ví dụ : showbiz,..

Để cha mẹ có thể hiểu rõ và hướng dẫn con học chữ cái tiếng Việt một cách dễ dàng, chúng ta cùng đi sâu vào hệ thống cấu tạo ngôn ngữ Việt Nam để nắm rõ hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng dấu đặt câu trong tiếng Việt. 

Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt 

Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay bao gồm 9 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Và ba nguyên âm đôi : ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.  

Nguyen Am

Nguyên âm là thành phần quan trọng trong cấu tạo ngôn ngữ Việt, là thành phần chính trong từ ngữ nguyên âm tạo nên hệ thống ngôn ngữ phong phú và giàu đẹp. 

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt 

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là thành Phần xuất hiện ở đầu hoặc cuối từ ngữ. Phụ âm có thể cấu tạo từ 1 chữ cái như ( b, t, v, s, x, r… ) hoặc hai đến 3 chữ cái như: th, ng, ngh,tr, ch,..

Phu Am

Một số ví dụ cụ thể: 

  • Th: có trong các từ như : tha thiết, thê thảm,..
  • Ch: có trong các từ như : chim, chó,.. 
  • Ngh: có trong các từ : nghề nghiệp, 
  • Gh: có trong các từ: ghế, ghẹ,.. 

Chú ý: trong tiếng Việt có hai phụ âm có cách đọc giống nhau là “Ngh” và “Ng” nhưng cách dùng của hai phụ âm này khác nhau, cha mẹ cần lưu ý để hướng dẫn con sử dụng chính xác: 

  • Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
  • Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)

Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt

Hiện nay trong bảng chữ cái tiếng Việt, hệ thống dấu thanh bao gồm 5 dấu là: Dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.)

Quy tắc đặt dấu trong bảng chữ cái tiếng Việt mà cha mẹ cần chú ý để hướng dẫn con chính xác; 

  • Đặt dấu ở nguyên âm trong trường hợp từ chứa 1 nguyên âm (Ví dụ: mẹ, kén, nhờ,…)
  • Đặt dấu ở nguyên âm đầu tiên trong trường hợp từ chứa nguyên âm đôi (Ví dụ: ua, của,…)
  • Đặt dấu ở nguyên âm thứ hai trong trường hợp từ có nguyên âm 3 (Ví dụ: khuỷu thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2)

Kết luận

Trên đây là bảng chữ cái tiếng Việt cho bé đầy đủ và chính xác nhất hiện nay. Hy vọng qua những thông tin này cha mẹ sẽ có thêm kiến thức trong việc hướng dẫn và dạy trẻ học.