Cháo ăn dặm là một trong những món ăn quan trọng trong sự phát triển của bé. Vậy làm sao để nấu được món cháo ăn dặm thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Tham khảo bài viết sau đây để có câu trẻ lời nhé.
Nội dung
4 sai lầm phổ biến từ khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Cách nấu cho cháo bé ăn dặm thơm ngon luôn là vấn đề quan tâm của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên để nấu được nồi cháo thơm ngon cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau :
Cho thêm nước lạnh khi đang ninh xương
- Xương và thịt là những thực phẩm chứa nhiều Protein và chất béo hòa tan, các chất này khi gặp nhiệt độ lạnh bất ngờ sẽ dẫn đến việc kết tủa và giảm dinh dưỡng.
- Vì vậy khi đang nấu cháo mà cho thêm nước lạnh vào sẽ khiến các nguồn dinh dưỡng bị thay đổi và mất đi, dẫn đến dinh dưỡng giảm và hương vị không còn hấp dẫn
Thêm quá nhiều gia vị khi chế biến cháo cho bé
- Trẻ dưới 12 tháng hệ tiêu hóa còn chưa phát triển đầy đủ và khỏe mạnh như người lớn. Vì vậy việc nêm quá nhiều gia vị sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá mức gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sau này.
- Ở giai đoạn ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi cha mẹ cũng nên chú ý cho bé tập ăn những thực phẩm thô và nguyên bản từ các loại thức ăn hàng ngày để vị giác của bé phát triển khỏe mạnh.
Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục
- Khuấy cháo là một trong những thói quen của nhiều bà mẹ mỗi khi nấu cháo cho bé hàng ngày. Tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt bởi vì khi khuấy cháo quá nhiều sẽ dẫn đến việc đồ ăn bị nát, nhũn làm giảm hương vị và chất dinh dưỡng.
Cho sữa vào quá sớm khi nấu cháo cho bé
- Thói quen cho sữa vào quá sớm cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc sữa là loại chất lỏng dễ sôi, khi cho sữa vào quá sớm sẽ dẫn đến việc protein trong sữa bị phân rã và phân hủy.
- Cách nấu cháo cùng sữa chính xác nhất là khi cháo gần chín, bạn cho thêm sữa vào đảo nhẹ đợi sôi, khi sôi thì ngay lập tức nhấc nồi ra. Việc này đảm bảo dinh dưỡng của cháo và sữa hòa quyện cũng như giảm thiểu việc phân rã của dinh dưỡng có lợi do nhiệt độ tác động.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm chuẩn công thức
Bên cạnh việc học cách giữ những hương vị thơm ngon và các chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ cũng cần chú ý đến việc nấu cháo đúng tỉ lệ gạo và nước (để kiểm soát độ loãng hay đặc) để bé hấp thụ đầy đủ và dễ dàng.
Thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường chỉ hấp thụ được cháo loãng . Vì vậy cha mẹ cần chú ý đến tỉ lệ của gạo và nước để cháo không bị quá đặc dẫn đến việc bé bị hóc hay không ăn được. Tỉ lệ mà nhiều chuyên giá khuyến nghị là:
- Bé từ 6-7 tháng tuổi. Tỉ lệ gạo và nước 1:12 hoặc 1:10 . Lượng gạo tối đa trong mỗi bữa là 20gr
- Bé từ 8-11 tháng tuổi. Tỉ lệ gạo và nước là 1:8 hoặc 1:6. Lượng gạo tối đa trong mỗi bữa là 40gr cho bé trai và 30gr cho bé gái. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý đến khả năng hấp thụ của con để thay đổi linh hoạt lượng gạo trong mỗi bữa ăn
Lên thực đơn nấu cháo ăn dặm cho bé phát triển khỏe mạnh
Thực đơn ăn dặm của bé cần đầy đủ dinh dưỡng và dưỡng chất để bé phát triển khỏe mạnh. Vì vậy ngoài cháo (nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng) cha mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất và Vitamin có lợi đến từ thịt và rau quả.
Thực đơn ăn dặm của bé mỗi bữa cần đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là: tinh bột, protein, chất xơ và Vitamin. Các thực phẩm tiêu biểu chứa nhiều dinh dưỡng mà cha mẹ có thể nấu cho con ăn là:
- Nhóm tinh bột: yến mạch, gạo, khoai tây, khoai lang, gạo lứt,..
- Nhóm Protein : các loại thịt cá, các loại đậu, trứng,..
- Nhóm chất xơ: các loại cải, đỗ, rau mồng tơi, súp lơ,…
- Nhóm Vitamin : cà rốt, bí đỏ hoa quả như chuối và táo,..
Công thức nấu cháo ăn dặm cho bé đầy đủ dưỡng chất
Quan sát và thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé hàng ngày là việc quan trọng để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài việc chú ý đến các nhóm thực phẩm cha mẹ cũng nên quan tâm đến định lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn dặm. Định lượng khuyến nghị cho mỗi bữa ăn dặm của bé được bác sĩ khuyến nghị là:
- Nhóm tinh bột: 20gr
- Nhóm protein: 20-25gr
- Nhóm chất xơ, vitamin: 20gr
Việc lên đúng định lượng cho bé ăn dặm sẽ giúp bé hấp thụ đủ dinh dưỡng, tránh việc bị thừa hay thiếu dinh dưỡng dù cha mẹ có tuân thủ việc lên đúng nhóm thực phẩm mỗi bữa ăn.
Kết luận
Cách nấu cháo ăn dặm Ăn dặm là mốc quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của trẻ. Hiểu và lên đúng thực đơn ăn dặm cũng như cách chế biến đồ ăn dặm sẽ góp phần giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Trên đây là những thông tin cơ bản trong việc lên thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé. Cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn tại Blog Chợ đồ chơi để có nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ.
Xem thêm
1. Cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phát triển thông minh và khỏe mạnh