Khi đi mẫu giáo trẻ em được tham gia các hoạt động học và chơi cân bằng nhau. Không giống như các cấp học khác, trẻ em mầm non vẫn còn đang trong độ tuổi nhận thức non nớt. Đến trường mục đích chính không phải là học kiến thức mà các bé được vui chơi vận động. Thông qua các trò chơi đó các bé được học hỏi và rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết. Hơn nữa các trò chơi vận động còn giúp gắn kết các bé lại với nhau. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu top 10 trò chơi vận động cho trẻ mầm non chọn lọc nhất.
Những trò chơi vận động cho trẻ mầm non mà chúng tôi chia sẻ dưới đây vừa vui là dễ dàng và an toàn cho bé, bạn có thể tham khảo:
Nội dung
No 1: Trời nắng, trời mưa
Với trò chơi này trẻ đóng vai đang trên đường đi học, vừa đi vừa hát theo lời bắt nhịp và hiệu lệnh của cô giáo. Trên đường đi sẽ có những vòng tròn cô giáo vẽ làm chỗ trú mưa. Trong lúc đi và hát khi nào cô giáo kêu trời mưa thì trẻ sẽ phải tìm cho mình chỗ trú mưa ở các vòng tròn để không bị ướt. Nếu trẻ nào không tìm được vòng tròn cho mình sẽ bị thua. Khi trời nắng trẻ lại tiếp tục đi ra ngoài vòng tròn. Trò chơi này tập cho trẻ khả năng phản xạ linh hoạt và tư duy nhanh nhạy.
Trò chơi vận động vui nhộn
No 2: Cáo và thỏ
Với trò chơi này cô giáo chọn ra một trẻ đóng vai con cáo và những trẻ còn lại sẽ đóng vai những chú thỏ xinh xắn và mỗi 2 trẻ sẽ làm thành một chuồng thỏ. Thỏ sẽ bị cáo đuổi bắt và chỉ an toàn khi chạy được vào đúng chuồng thỏ của mình. Khi cô giáo ra hiệu lệnh trời sáng thì những chú thỏ sẽ ra ngoài đi kiếm ăn, khi cáo được thả ra ngoài thỏ nhanh chân chạy về chuồng của mình. Nếu bị cáo bắt hay chạy nhầm chuồng thì chú thỏ đó sẽ bị thua và phải đổi vai cho cáo. Trò chơi vận động này khiến cho trẻ rèn luyện được trí nhớ và khả năng phản xạ.
Các bé vui vẻ khi được đóng vai cáo và thỏ
No 3: Ai nhanh hơn ai
Trò chơi này đòi hỏi ở trẻ khả năng di chuyển nhanh chóng kết hợp với sự khéo léo của cơ thể. Khi tham gia trò chơi cô giáo sẽ cho các bé đứng thành các hàng thẳng và tạo ra các chướng ngại vật đường ziczac, hầm chui và cầu thang cho bé. Cuối mỗi chặng đường vượt qua bé sẽ nhận được 1 vòng thưởng. Sau khi nhận vòng thì bé di chuyển về cuối hàng. Trong 1 khoảng thời gian nếu đội nào được nhiều vòng phần thưởng nhất thì đội đó sẽ chiến thắng. Cô giáo nên giám sát trẻ trong toàn bộ quá trình chơi để tranh gây nguy hiểm.
Thử sức xem ai nhanh hơn ai nào
No 4: Chuyền bóng
Cô giáo chuẩn bị những quả bóng bay đầy màu sắc. Sau đó cho trẻ xếp thành từng hàng thẳng và lần lượt chuyền bóng cho nhau trong trò chơi để tăng thêm phần thú vị thì vừa chơi cô giáo vừa cho bé hát các bài hát. Sau khi kết thúc các bài hát thì xem đội nào được nhiều bóng bay nhất thì đội ấy sẽ giành được chiến thắng. Trong trò chơi này ngoài được rèn luyện kĩ năng khéo léo và tập trung bé còn được học những bài hát vui nhộn và tăng thêm không khí nhộn nhịp cho trò chơi.
Khả năng khéo léo được vận dụng
No 5: Hái quả
Trò chơi hái quả khá phổ biến trong các trò chơi vận động cho trẻ mầm non. Khi tham gia trò chơi cô giáo chuẩn bị các cây cùng những quả có thể là quả nhựa hoặc hướng dẫn bé vẽ quả treo lên cây. Cô cũng bố trí những chướng ngại vật để trẻ đi đến những cây được treo sẵn quả. Các bé phải thật khéo léo nếu bé nào làm đổ chướng ngại vật sẽ phải quay về vạch xuất phát. Cuối cùng đội nào được nhiều quả nhất sẽ giành được phần thưởng.
Bé được học thêm về những loại quả
No 6: Tàu hỏa
Trong trò chơi trẻ chú ý hiệu lệnh của cô giáo để thay đổi cho phù hợp, cô giáo sẽ hướng dẫn trẻ với mỗi hiệu lệnh phải làm gì. Khi tàu lên dốc thì trẻ phải kêu tu tu theo tiếng tàu hỏa và nhón gót chân đi thật chậm. Khi tàu có hiệu lệnh xuống dốc thì phải đi thật nhanh và kêu tu tu. Bé xếp thành một đoàn tàu và đặt tay lên vai nhau vừa đi vừa nhún nhảy. Sau trò chơi bé học được khả năng ghi nhớ và đoàn kết hơn. Chú ý hiệu lệnh đưa ra nên linh hoạt, không quá nhanh và không quá chậm.
Bé nối hàng thành tàu hỏa
No 7: Trò chơi nhảy lò cò
Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian truyền thống thật thiếu sót nếu như không kể vào những trò chơi vận động cho trẻ mầm non. Trò chơi này rất đơn giản tuy nhiên lại rất vui và hấp dẫn được các bé. Bé sẽ co một chân lên và nhảy lò cò qua các chướng ngại vật được sắp xếp sẵn. Khi tham gia trò chơi cô lưu ý nhắc bé cẩn thận nên chơi ở những nơi thảm xốp hay thảm cỏ để không nguy hiểm cho trẻ. Kỹ năng bé học được sau trò chơi đó là khả năng giữ thăng bằng và di chuyển nhanh chóng.
Khả năng giữ thăng bằng của bé
No 8: Trò chơi lá và gió
Trò chơi này rất nhẹ nhàng và dễ chơi, thích hợp cho mọi lứa tuổi mầm non. Các bé sẽ được đóng vai những chiếc lá xinh đứng trên sân và cô giáo sẽ là gió. Khi gió thổi to thì bé sẽ quay vòng vòng thật nhanh. Khi gió ngừng thổi thì bé sẽ đứng yên. Hiệu lệnh thay đổi liên tục khiến các bé có thể nhầm lẫn. Qua đó cô và bé được gần gũi với nhau hơn.
Cô và bé vui đùa cùng nhau
No 9: Vượt chướng ngại vật
Các chướng ngại vật được tạo ra bằng các đồ dùng xung quanh bé có thể là thùng cat-ton, vòng nhảy, bàn ghế. Sau đó bé sẽ được cô hướng dẫn cách di chuyển qua từng chướng ngại vật thật khéo léo mà không được làm đổ những trở ngại. Đây là trò chơi vận động cho trẻ mầm non cơ bản trong các trường học.
Bé đi qua các chướng ngại vật
No 10: Bắt chước tạo dáng
Trong trò chơi này cô sẽ dạy thêm cho bé các kiến thức về các con vật xung quanh mình. Khi cô giáo ra hiệu lệnh “con gì con gì”, bé sẽ đáp lại là “đóng vai đóng vai” và cô giáo sẽ chọn ra một con vật và bé sẽ phải bắt chước tạo dáng của con vật đó sao cho giống nhất. Trò chơi này kích thích tối đa khả năng ghi nhớ và sáng tạo của trẻ nên cho bé chơi thường xuyên.
Bé tạo dáng trông ngộ nghĩnh
Lời kết
Trẻ em là mầm non của đất nước, chính vì vậy những trò chơi vận động cho trẻ mầm non không những phải an toàn mà con cần vui, thú vị hấp dẫn được trẻ. Qua đó trẻ nhẹ nhàng tiếp thu được những kĩ năng sống mà không cảm thấy nặng nề. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn có thể có tạo ra cho bé những phút giây vui chơi tuyệt vời.
Xem thêm :